Nợ ngân hàng quá hạn, Gỗ Trường Thành bị nghi ngờ khả năng hoạt động liên tục

Theo đó, doanh thu thuần của TTF chỉ đạt 559 tỷ đồng, giảm 10,6% sau soát xét. Tuy nhiên, giá vốn hàng bán giảm 15% – từ mức 528,3 tỷ đồng trước soát xét xuống 367,5 tỷ đồng sau soát xét. Do đó, biên lợi nhuận gộp của TTF tăng lên 34,3%, tương ứng mức lợi nhuận gộp đạt mức 191,6 tỷ đồng.

Bên cạnh đó, doanh thu tài chính TTF cũng được điều chỉnh giảm 46%, từ 18,4 tỷ đồng xuống dưới 10 tỷ đồng.

Ngoài ra, một số khoản mục khác ảnh hưởng tới lợi nhuận sau thuế của TTF được điều chỉnh giảm nhẹ so với báo cáo tự lập như: lỗ trong công ty liên doanh, liên kết; chi phí tài chính; chi phí bán hàng; chi phí quản lý doanh nghiệp.

Do vậy, lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh sau soát xét của TTF đạt 40,7 tỷ đồng thay vì âm 55,6 tỷ đồng như báo cáo do doanh nghiệp tự lập.

Được biết, thu nhập khác và lợi nhuận khác của TTF ở báo cáo soát xét cùng giảm lần lượt 93,4% và 98% so với báo cáo tự lập, nhưng lũy kế 6 tháng đầu năm 2020, lợi nhuận sau thuế của TTF vẫn ở mức 43 tỷ đồng, tăng gần 74% so với báo cáo tự lập trước đó.

Bên cạnh đó, lợi nhuận sau thuế của công ty mẹ cũng tăng 130% so với số liệu báo cáo tự lập, lên mức 53 tỷ đồng.

Tuy nhiên, tính đến ngày 30/6/2020, khoản lỗ lũy kế của TTF đạt 2.965,8 tỷ đồng; đồng thời, tổng nợ phải trả và nợ phải trả ngắn hạn vượt tổng tài sản và tài sản ngắn hạn với số tiền lần lượt lần lượt là 559,3 tỷ đồng và 779,6 tỷ đồng.

Tổng nợ phải trả và nợ phải trả ngắn hạn vượt tổng tài sản và tài sản ngắn hạn của Gỗ Trường Thành với số tiền lần lượt lần lượt là 559,3 tỷ đồng và 779,6 tỷ đồng.

Ngoài ra, TTF cũng trình bày các khoản vay với ngân hàng và bên thứ ba đã quá hạn phải hoàn trả với tổng số tiền là 126 tỷ đồng.

Kiểm toán viên cho rằng, các điều kiện này cho thấy sự tồn tại của yếu tố không chắc chắn trọng yếu có thể dẫn đến nghi ngờ đáng kể về khả năng hoạt động liên tục của TTF (gồm công ty mẹ và các công ty con).

Năm 2020, TTF đặt kế hoạch doanh thu thuần và lợi nhuận trước thuế lần lượt đạt 2.427 tỷ đồng và 67 tỷ đồng. Như vậy, sau nửa đầu năm 2020, TTF mới chỉ thực hiện được 23% chỉ tiêu doanh thu và 61% chỉ tiêu lợi nhuận cả năm.

Ổ một diễn biến khác, liên quan đến khoản bồi thường chưa đủ điều kiện ghi nhận nói trên, mới đây, TTF đã có thông báo về việc ông Võ Trường Thành và ông Võ Diệp Văn Tuấn (con trai ông Thành) đã hoàn tất việc chuyển giao tài sản theo thỏa thuận khắc phục hậu quả với Gỗ Trường Thành.

Trước đó, đại hội đồng cổ đông năm 2017 đã chấp thuận việc hai lãnh đạo cũ khắc phục một phần hậu quả do trách nhiệm quản lí yếu kém bằng cách chuyển giao quyền sở hữu tài sản cá nhân và người liên quan sang công ty theo qui định pháp luật.

Việc quản lí yếu kém tại TTF và các công ty con dựa vào các sai lệch, thất thoát phát sinh tham khảo theo BCTC hợp nhất bán niên và quí III/2016 của TTF được lập bởi công ty và soát xét bởi công ty TNHH Ernst & Young Việt Nam.

Tài sản khắc phục hậu quả của hai cha con ông Thành gồm hơn 15,4 triệu cổ phiếu TTF và phần vốn góp tại một số công ty với tổng giá trị gần 57,4 tỉ đồng gồm: CTCP Trường Thành, CTCP Chế biến Gỗ Trường Thành, Nông Lâm Nghiệp Trường Thành, Phú Hữu Gia, Trường Thành Xanh…

Tại phiên đầu tuần ngày 31/8, cổ phiếu TTF đang giao dịch ở mức giá 4.410 đồng/CP, nhỉnh hơn mức giá 3.380 đống/CP hôm 25/8 vừa qua.

T.Hà (TH)/Sở hữu trí tuệ